0915644811
07h00 – 22h00
TP.TDM, BÌNH DƯƠNG
22/01/2025
11459
Tết Nguyên Đán của Việt Nam ta hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới
Chúng ta thường nhầm lẫn rằng, Tết Nguyên Đán có nguồn gốc xuất phát từ người Trung Quốc, thông qua quá trình đô hộ 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta đã du nhập phong tục này của người Trung Quốc.
Từ đó, mà quên mất rằng, trước khi chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, người Việt ta đã có một nền văn minh sơ khai rực rỡ ở buổi đầu bình minh dựng nước.
Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc thời Hùng Vương, An Dương Vương đã hình thành nên những phong tục, tập quán của người Việt, trong đó có tục “ăn Tết” trong những ngày đầu năm mới.
Qua bài viết này cho thấy sự khác biệt giữa Tết Việt và Tết Trung Quốc như thế nào.
1. Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán: Là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.
Nguyên nghĩa của Tết chính là "tiết".
Văn hóa Việt thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau ( ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời" ) trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.
Nguyên - là khởi đầu.
Đán - là trọn Vẹn.
Nguyên Đán: Có nghĩa là sự khởi đầu trọn vẹn.
Do cách tính âm lịch Việt Nam khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên Đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.
- Tết Nguyên đán của Trung Quốc bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch.
- Trong khi đó, Tết Nguyên Đán của Việt Nam ta hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng). Ngày 23 tháng Chạp cũng là ngày Táo quân lên trời.
2. Về thời gian
Mặc dù nguồn gốc của Tết vẫn còn đang được tranh cãi.
Nhưng theo sự tích "Bánh Chưng Bánh Dày" thì người Việt đã ăn tết từ thời Vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm bắc thuộc.
Có thể thấy Tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu, trước thời Tam Hoàng Ngũ Đế.
- Khổng Tử – Nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa, trong sách Kinh Lễ có viết: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”.
Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia Lễ hội này".
Cho thấy Tết của người Việt có từ trước cả Trung Quốc và việc nói Tết nguyên đán của Việt Nam mình bắt nguồn từ trung quốc chỉ là chính sách xâm lược Hán Hóa nhằm xóa sổ văn hóa người việt trong 1000 năm bắc thuộc mà thôi.
- Để dễ hình dung, các bạn có thể nghĩ đến chính sách đường lưỡi bò ( hay đường chín đoạn ) mà Trung Quốc đã vẻ ra để xâm chiếm biển đông.
3. 12 con giáp cũng có sự khác biệt
- Người Việt 12 con giáp theo thứ tự là: Chuột, Trâu , Hổ , Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn.
- Trung Quốc 12 con giáp là : Chuột, Bò, Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà trống, Chó và Lợn.
Ở đây dễ dàng nhận thấy có sự khác biệt ở con giáp thứ 4, cụ thể:
Con giáp thứ 4 của người trung quốc là Thỏ cho thấy văn hoá thảo nguyên là môi trường có những đồng cỏ mềm mượt, mà các loài động vật có thể thoả sức ăn thành từng bầy đàn.
Việt Nam con giáp thứ tư là Mèo lại cho thấy văn hóa thảo mộc lại là môi trường phong phú đa dạng các thảm thực vật đan xen lẫn nhau bởi khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
- Như vậy, Tết của người Việt ta có nguồn gốc từ xa xưa bắt nguồn từ văn minh lúa nước, không phải bắt nguồn từ Trung Quốc như lời đồn đâu nha mọi người.
“Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
Theo Tiến Sĩ - Hồ Tường
Hãy cùng tìm hiểu thêm những đáp án sau nhé.
- Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc Tết Nguyên Đán? Tết Nguyên Đán của Việt Nam và Tết Nguyên Đán của Trung Quốc có cùng nguồn gốc không?
- Những công việc thường làm: Trước Tết Nguyên Đán, trong Tết Nguyên Đán, sau Tết Nguyên Đán ( dọn dẹp nhà cửa, sơn phết nhà mới mẻ, may quần áo mới, về quê ăn Tết, trả nợ, thiếu nợ, tục ông đồ cho chữ, dán gắn bài trí vật dụng phong thủy.
- Hoạt động tâm linh trước Tết Nguyên Đán, trong Tết Nguyên Đán, sau Tết Nguyên Đán ( tảo mộ, đưa Ông Bà, rước Ông Bà, cúng giao thừa, xuất hành, xông đất, hái lộc, lì xì, chúc Tết, cử quét nhà, kiêng cử ngày tết, cúng mùng 3, cúng sao giải hạn, chọn ngày tốt khai trương, hành hương thập tự…)
- Hoạt động vui Tết: Múa Lân, múa Sư tử, múa Rồng ( nguồn gốc, kịch bản múa, ý nghĩa), Lô tô ( nguồn gốc )
- Vái lễ hội mùa Xuân: Mùng 7 lăng Ông, rằm đi lễ cầu phúc, mùng 9 vía trời, mùng 10 vía đất.
Tour liên quan
3 ngày 3 đêm
3,050,000 đ
2 ngày 2 đêm
2,050,000 đ
5 ngày 5 đêm
6,600,000 đ